Từ đầu năm 2023 đến nay, rất nhiều cá nhân, hộ kinh doanh cá thể đã được cơ quan thuế triệu tập để truy thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho các hoạt động kinh doanh online trên các sàn kinh doanh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… Thậm chí đối với các cá nhân kinh doanh loại hình Affiliate (Tiếp thị liên kết) cũng bị truy thu thuế lên tới hàng tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí và thuế đi nhiều cá nhân và hộ gia đình đã phải gồng lỗ, thậm chí phá sản sau khi đóng thuế. Vậy vì đâu nên nỗi, vì sao cơ quan thuế lại truy thu mức thuế cao như vậy đối với các cá nhân kinh doanh online? Liệu có cách nào giảm trừ, tối ưu chi phí đóng thuê cho các cá nhân, hộ gia đình thậm chí doanh nghiệp khi kinh doanh online. Hãy cùng Thong Thả tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Cách nộp thuế thu nhập cá nhân
Kinh doanh online bắt buộc phải đóng thuế
Trước tiên phải khẳng định, cho dù bạn kinh doanh trực tiếp hay online thì nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc với mọi cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Việc từ trước đến nay bạn chưa nộp thuế kinh kinh doanh online không có nghĩa là bạn không phải nộp mà vì:
- Căn cứ theo Điều 4, Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo pháp luật về Thuế GTGT và thuế TNCN.
- Như vậy, người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu có doanh thu bán hàng online 100 triệu đồng/năm.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế đầy đủ, chính xác và trung thực, nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, chính xác và trung thực của hồ sơ thuế theo quy định.
- Nếu bị phát hiện kê khai thiếu trung thực người bán hàng online sẽ bị xử phạt và truy thu thuế theo pháp luật
Chi tiết cách tính thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh online
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 10, Thông tư 40/2021/TT-BTC, số thuế TNCN và số thuế GTGT mà hộ, cá nhân bán hàng online được xác định theo công thức:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.
Trong đó:
Tỷ lệ thuế TNCN: Áp dụng theo hướng dẫn tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
- Hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì kê khai và tính thuế theo tỷ lệ tính thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.
- Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.
Doanh thu tính thuế TNCN:
- Doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ, cá nhân kinh doanh bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Các khoản trợ giá, phí thu thêm, phụ trội, phụ thu được hưởng theo quy định.
- Các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.
Lưu ý: Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
Nộp thuế khi bán hàng online như thế nào?
Để nộp thuế, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh online phải tự thực hiện kê khai số thuế phải nộp thông báo lên cơ quan thuế.
Hai phương pháp kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân phổ biến là phương pháp khoán và phương pháp tổ chức khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Hỗ trợ kê khai thuế
Đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán
Theo Khoản 1, Điều 7, Thông tư 40/2021/TT-BTC, phương pháp khoán được áp dụng đối với những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không nộp thuế theo phương pháp kê khai đồng thời không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Trên thực tế, trừ trường hợp bán hàng qua các sàn thương mại điện tử thì phần lớn các hộ, cá nhân bán hàng online đều nộp thuế theo phương pháp này.
Đối tượng nộp thuế theo phương pháp tổ chức khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân
Đối tượng áp dụng phương pháp tổ chức khai, nộp thuế thay cho cá nhân là trường hợp bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,…
Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điểm d, Khoản 1, Điều 8, Thông tư 40/2021/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2, Điều 1, Thông tư 100/2021/TT-BTC:
“Tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.”.
Như vậy, đối với trường hợp này, tổ chức thực hiện khai, nộp thuế thay cho cá nhân theo tháng hoặc theo quý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Rủi ro nếu không nộp thuế, nộp chậm thuế
Trường hợp nếu thuộc đối tượng đóng thuế mà hộ, cá nhân kinh doanh online không đóng thuế hoặc đóng thuế muộn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Chậm kê khai thuế
Căn cứ theo Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức xử phạt hành vi vi phạm về thời gian nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
Riêng đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 11, Điều 143, Luật Quản lý thuế.
Chậm nộp thuế
Theo Khoản 2, Điều 59, Luật Quản lý thuế năm 2019, mức tính tiền nộp chậm bằng 0.03% ngày tính trên số thuế chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp sẽ được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp thuế đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế chuyển tiền nộp chậm vào ngân sách nhà nước.
Trên đây là một số thông tin về Thuế TNCN bán hàng online. Đối với hoạt động bán hàng online, doanh thu trên 100 triệu sẽ phải nộp thuế TNCN nên hộ, cá nhân kinh doanh cần lưu ý mức doanh thu để nộp và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định.
Làm thế nào để nộp thuế đúng hạn, đủ và không bị phạt
Như Thong Thả đã nói ở trên, việc nộp chậm, không nộp hoặc nộp thiếu đều dẫn đến những hậu quả bị phạt ở các mức nặng nhẹ với cá nhân và doanh nghiệp.
Việc bị truy thu, bị phạt thuế thu nhập cá nhân để lại nhiều hệ lụy:
- Bạn bị lỗ vì ngay từ đầu bạn đã không hạch toán thuế như một khoản chi phí khi bán cho người dùng.
- Bạn bị mất thời gian đi giải trình với cơ quan thuế.
- Uy tín cá nhân bạn bị giảm, bạn có thể bị liệt vào đối tượng có nguy cơ trốn thuế cao, thậm trí bị liệt vào danh sách cấm xuất cảnh chỉ với số thuế phải nộp từ 20 triệu đồng.
Ngược lại khi kê khai đầy đủ bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều:
- Những chi phí phù hợp cấu thành nên sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ giúp bạn giảm được số thuế phải nộp.
- Bạn không phải mất thời gian giải trình với cơ quan thuế thậm chí là cơ quan công an về tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của công ty mình.
- Bạn thậm chí còn được hoàn lại thuế thu nhập cá nhân đã đóng.
- Uy tín cá nhân của bạn đối với cơ quan nhà nước, với khách hàng được nâng cao. Bạn có thể luôn ngẩng đầu với những đóng góp của mình cho không chỉ bản thân mà với cả xã hội, tổ quốc.
Vậy làm thế nào để làm được việc đó? Thong Thả gợi ý cho bạn hai giải pháp
- Giải pháp 1: Bạn hãy tự học các nghiệp vụ kế toán, cách kê khai thuế. Nếu bạn không có chuyên ngành về kế toán đặc biệt là kế toán thuế thì bạn có thể tham gia các khóa học offline hoặc online. Sau đó tự làm một thời gian, trải qua một vài lần mắc lỗi, có thể bạn sẽ làm tốt việc đó. Đây là một giải pháp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nó có thể làm bạn mất đáng kể nếu nghiệp vụ kế toán không phải là chuyên môn ban đầu của bạn. Mặt khác luật thuếđược cập nhật hàng ngày hàng giờ, việc luôn căng não ghi nhớ và cập nhật các luật thuế hiện hành có thể làm lãng phí thời gian, trí óc vàng ngọc của bạn thay vì tập trung vào chuyên môn kinh doanh.
- Giải pháp 2: Thuê dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ một công ty dịch vụ như Kế toán Thong Thả với mức phí chỉ từ 490.000 đồng. Với mức chi phí thấp hơn giá của mọi khóa học về kế toán giỏi nhất, rẻ hơn lương của cả nhân viên thời vụ mọi vấn đề của bạn sẽ được nhanh chóng giải quyết.
Leave A Comment